Dienmayxanh

Ấn vàng Vua Minh Mạng về Việt NamKhông gian trưng bày ấn vàng ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng tại Từ S bongda ca cuoc

【bongda ca cuoc】Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' được giữ thế nào khi hồi hương

Ấn vàng Vua Minh Mạng về Việt Nam  Ấn vàng Vua Minh Mạng về Việt Nam

Không gian trưng bày ấn vàng ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Video: Huy Mạnh

Chiều 20/11, doanh nhân Nguyễn Thế Hồng - người được thông tin đã chi 6,1 triệu Euro (hơn 153 tỷ đồng) mua ấn vàng của vua Minh Mạng từ nhà đấu giá Pháp, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Việt Nam - cho biết vẫn chưa nghỉ ngơi sau hai ngày bảo vật hồi hương.

Giữa gian phòng hơn 100 m2, nằm trong ngôi nhà năm tầng kiên cố được sử dụng làm bảo tàng tư nhân Nam Hồng, nhà sưu tập bận rộn chỉ đạo nhóm thợ thi công thêm dàn đèn công suất lớn, rọi vào ấn để khách thưởng lãm có thể ngắm rõ chi tiết ấn hơn.

Bảo vật bày trong tủ kính được làm riêng, đặt trên kệ gỗ là đồ thời Nguyễn, do ông Hồng mua lại từ một nhà sưu tập. "Khi biết tin tôi mua ấn Hoàng đế chi bảo, người này liên hệ để lại cho tôi chiếc kệ trưng bày cổ vật", ông cho biết.

Theo ông Hồng, khâu bảo quản không quá khó khăn, bởi ấn được đúc từ vàng 10, độ bền cao, ít bị oxy hóa. Điều ông chú tâm nhất là phải đảm bảo công tác an ninh, an toàn cho khu trưng bày, dù từ trước đến nay, bảo tàng của ông chưa xảy ra chuyện bị mất cắp. Bảo tàng thuộc khuôn viên rộng hàng nghìn mét vuông thuộc sở hữu của ông Hồng.

Để đến gian phòng trưng bày ấn, khách cần đi lên bằng thang máy. Từ khi ấn về, ông Hồng luôn bố trí nhóm bốn đến năm bảo vệ, trực cả ngày lẫn đêm. Ông Trần Trọng Hà - nguyên Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh - hiện làm Giám đốc phụ trách chuyên môn ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng. Nơi này vẫn chưa mở cửa cho mọi người, chỉ đón tiếp khách quen.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo đang được trưng bày ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh). Ảnh: Ngọc Thành

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được đặt ở bảo tàng tư nhân của doanh nhân Nguyễn Thế Hồng. Ảnh: Ngọc Thành

Đằng sau khu vực trưng bày ấn, phía trái, ông Hồng đặt bức tranh in chân dung vua Minh Mạng lồng khung gỗ. Theo thông tin trên website của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tranh không rõ tác giả, được cho là do một người phương Tây vẽ. Nhà sưu tập đặt chân dung vua bên cạnh ấn vì muốn tưởng nhớ người có công ban lệnh đúc ấn. Hiện, ông nhờ một nghệ nhân ở Thường Tín (Hà Nội) thêu bức chân dung khác của vua Minh Mạng, thay bức tranh in, cho không gian trưng bày thêm phần trang nghiêm.

Ông Nguyễn Thế Hồng bên cạnh chiếc ấn Hoàng đế chi bảo. Ảnh: Ngọc Thành

Ông Nguyễn Thế Hồng bên tủ trưng bày ấn "Hoàng đế chi bảo". Ảnh: Ngọc Thành

Phía bên phải ấn là tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh, do nghệ nhân làng Ý Yên (Nam Định) đúc. Ông Hồng lý giải: "Chiếc ấn gắn với nhiều cột mốc quan trọng, vì thế tôi muốn không gian trưng bày gợi nhắc phần nào lịch sử dân tộc. Vua Minh Mạng ra lệnh đúc ấn rồi truyền lại cho con cháu. Năm 1945, sau khi tuyên bố thoái vị, vua Bảo Đại trao ấn cho chính quyền cách mạng ở Ngọ Môn. Ấn thất lạc trong chiến tranh, sau đó được người Pháp tìm thấy rồi trao cho Bảo Đại. Cuối cùng, đúng dịp 200 năm ấn ra đời, bảo vật lại được các cơ quan ban ngành hồi hương. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho Nhà nước Việt Nam".

Ông Nguyễn Thế Hồng là một trong những người nằm trong đoàn công tác liên ngành sang Pháp, dự lễ chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảohôm 16/11. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì cùng Bộ Ngoại giao, phối hợp Bộ Tư pháp, Tài chính, Công an.

Để mua được ấn, nhà sưu tập ký cam kết với Cục Di sản Văn hóa sẽ chỉ chuyển giao bảo vật cho cơ quan Nhà nước khi không còn nhu cầu sở hữu, trưng bày ấn tại Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng. Chi phí chuyển giao bao gồm phí thuê luật sư đàm phán, phí mua ấn từ nhà đấu giá Millon, phí đưa ấn về nước.

Ngoài ra, nhà sưu tập cam kết trong trường hợp có tổ chức, cá nhân muốn mua lại ấn Hoàng đế chi bảo từ ông để tặng Nhà nước, ông sẽ đồng thuận chuyển nhượng.

Ông Hồng đang chờ chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổ chức buổi lễ ra mắt chiếc ấn. Ngoài ra, ông cũng sẵn lòng phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cho cơ quan Nhà nước mượn ấn để trưng bày.

Ngoài ấn Hoàng đế chi bảo, ông Hồng trưng bày thêm trong gian phòng cặp bát vàng của vua Khải Định. Hiện vật từng được nhà đấu giá Million bán cho một nhà sưu tập khác với giá 680.000 euro (16,7 tỷ đồng) hồi tháng 10/2022. Sau đó, hãng Million giúp ông Hồng kết nối với người này. Biết ông tha thiết hồi hương nhiều cổ vật, người này thuận tình để lại. Cặp bát được ông mang về nước cùng ngày với ấn Hoàng đế chi bảo.

Trong gian phòng, ông cũng đặt nhiều cổ vật quý của triều Nguyễn như bộ bình vôi ăn trầu bằng vàng của vua, tranh thêu hình long lân thời Khải Định, tranh thêu lân bằng chỉ ngũ sắc hay tranh Long sinh cửu tửthời Bảo Đại.

Ông nói: "Tôi đam mê cổ vật từ vài chục năm trước, trưng bày tại bảo tàng khoảng 15 năm nay. Nhiều đồ được mua từ Pháp, Mỹ hoặc nhiều vùng ở Việt Nam. Với người sưu tập, được sở hữu mỗi món đều do cái duyên".

Hai chiếc bát vàng của vua Khải Định được trưng bày trong tủ kính, ở giữa là bình đựng vôi bằng vàng, phía trên là khánh vàng của vua Mạc Toàn, thời nhà Mạc. Ảnh: Ngọc Thành

Hai chiếc bát vàng của vua Khải Định được trưng bày trong tủ kính, ở giữa là bình đựng vôi bằng vàng, phía trên là khánh vàng của vua Mạc Toàn, thời nhà Mạc. Ảnh: Ngọc Thành

Hành trình hồi hương ấn vàng nhận sự quan tâm lớn của công chúng, sau khi nhà đấu giá Millon của Pháp chào bán ấn với mức 2-3 triệu euro (48 đến 72 tỷ đồng), hồi tháng 10/2022.

Sau quá trình xác minh, Cục Di sản Văn hóa khẳng định ấn vàng Hoàng đế chi bảo là thật. Các cơ quan chức năng mong muốn huy động mọi nguồn lực để đưa ấn về nước. Phương án khác được đưa ra là các cơ quan, tổ chức trong nước có thể quyên góp, tham gia đấu giá ấn, đưa về và hiến tặng cho bảo tàng.

Hãng Millon sau đó nhiều lần dời lịch đấu giá, tạo điều kiện cho phía Việt Nam có thêm thời gian thương lượng để mua lại.

Tháng 11/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo đàm phán thành công với hãng đấu giá Millon để chuyển giao ấn về Việt Nam, "trên tinh thần đồng thuận, thấu hiểu giữa hai bên và mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Cộng hòa Pháp". Đại diện Bộ cho biết hồi hương ấn vàng không chỉ để bổ sung, hoàn thiện các sưu tập cổ vật, bảo vật, di sản văn hóa bị thất lạc, "chảy máu" ra nước ngoài, mà còn khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của dân tộc.

Ông Nguyễn Thế Hồng, 62 tuổi, là doanh nhân xây dựng, bất động sản ở Bắc Ninh. Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng của ông hiện lưu giữ 5.000 hiện vật nghệ thuật, lịch sử thuộc nhiều thời kỳ, trong đó có bộ trống đồng Đông Sơn, gốm, sứ Việt Nam thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng từng được Nhà nước công nhận là một trong số các đơn vị tư nhân sở hữu cổ vật là "bảo vật quốc gia".

Hà Thu

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap